Cách viết Research Proposal

· Advice

Research Proposal (Đề cương luận văn) có lẽ là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với các bạn du học sinh theo đuổi các chương trình giáo dục sau đại học. Tuy nhiên, có nhiều người chưa biết cách viết research proposal một cách ấn tượng và cũng không biết liệu research proposal có khác với các essay thông thường hay không. Hiểu được điều đó, bên cạnh SỬA BÀI IELTS WRITING TASK 2 ĐỀ THI THẬT NGÀY 22/8/2020 của HS IELTS TUTOR đạt 6.5 Writing, IELTS TUTOR sẽ giới thiệu những điều cần biết và hướng dẫn cách viết research proposal ngay sau đây. Mời các bạn theo dõi!

Research Proposal

I. Tổng quan về Research Proposal

1. Research Proposal là gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Research Proposal là đề cương nghiên cứu khoa học/ dự án trong quá trình học tập, nghiên cứu ngắn hạn tại trường. Đề cương này sẽ thể hiện được hiểu biết của bạn về chủ đề nghiên cứu bạn đang theo đuổi, bạn hướng đến việc thực hiện những hoạt động nghiên cứu nào và sẽ mang lại giá trị gì. 
  • Có rất nhiều chương trình Summer School yêu cầu Research Proposal, đặc biệt với ngành khoa học kỹ thuật hoặc các chương trình đi Nhật và Châu Âu. >> IELTS TUTOR lưu ý Tất tần tật những điều cần biết về du học Nhật Bản 
  • Research Proposal thường áp dụng cho các bậc học Thạc sỹ và Tiến sỹ. Không phải trường nào cũng yêu cầu nhưng nếu được bạn hãy cung cấp cho trường vì đó cũng là một cách đánh bóng hồ sơ xin học bổng đấy. >> IELTS TUTOR lưu ý LẤY HỌC BỔNG DU HỌC CẦN BAO NHIÊU ĐIỂM IELTS?

2. Ai là người đánh giá Research Proposal?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Bạn sẽ viết research proposal gửi đến các giáo sư, nhà nghiên cứu, giảng viên hướng dẫn để:
    • Tài trợ cho nghiên cứu của bạn.
    • Chấp nhận bạn vào một khóa học sau đại học và tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực.
  • Họ là người có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu và chuyên ngành bạn muốn theo đuổi. Ngoài ra, họ có kinh nghiệm lâu năm về nghiên cứu và đánh giá. Do đó, research proposal muốn vượt qua vòng đánh giá thì phải được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản.

3. Giảng viên thường quan tâm vấn đề gì khi đọc Research Proposal?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Thứ nhất, họ sẽ nhìn vào tên đề tài và lĩnh vực nghiên cứu nói chung, họ muốn chắc chắn rằng proposal này thuộc phạm vi mà họ hiểu biết và có thể hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài này trong tương lai. Một lưu ý nhỏ cho bạn nào đang muốn theo đuổi PhD, khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu ở trình độ PhD là rất cụ thể và chuyên sâu. Ví dụ, bạn muốn làm PhD về tài chính, bạn cần biết rõ ràng hơn phạm vi tài chính mà bạn muốn nghiên cứu là gì: tài chính trong ngân hàng, phương áp định lượng trong tài chính, định giá tài sản tài chính hay quản trị rủi ro trong tài chính… Thật ra, các câu hỏi nghiên cứu sẽ còn được đi sâu và cụ thể hơn rất nhiều, vậy nên nếu bạn có một cái nhìn càng cụ thể và càng chi tiết về lĩnh vực mà bạn nghiên cứu thì càng tốt.
  • Thứ hai, các giáo sư sẽ quan tâm tới việc đề tài mà bạn muốn làm đã được thực hiện bởi chính các thầy/cô đó chưa. Trong rất nhiều trường hợp, thầy/cô hướng dẫn sẽ là đồng tác giả cho bài nghiên cứu. Tức là ngoài vai trò làm một người hướng dẫn, họ sẽ chủ động đóng góp ý tưởng, phương pháp và giải quyết vấn đề trong quá trình làm nghiên cứu. Vậy nên họ cũng muốn rằng đề tài của bạn là một đề tài mới mà họ chưa làm, hoặc không trùng lặp với các đề tài mà sinh viên của họ đang làm.
  • Thứ ba, yếu tố để đánh giá một research proposal là tốt hay không phụ thuộc vào ý nghĩa và tính khả thi của nghiên cứu đó. 
    • Ý nghĩa của nghiên cứu thể hiện qua việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu có đóng góp gì cho việc nâng cao tri thức nói chung hay không (contributions to knowledge and practice). 
    • Tính khả thi của nghiên cứu (feasible research) tức là nghiên cứu đó có khả năng thực tiện được hay không, điều này thể hiện qua việc lựa chọn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Research Proposal

II. Cấu trúc và cách viết Research Proposal

1. Trang tiêu đề

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Đây là điều đầu tiên khi đọc một research proposal, tên đề tài nên ngắn gọn, súc tích và đọc lên là có thể biết ngay nghiên cứu này nói về cái gì. Bạn không cần phải đặt tên đề tài ngay từ đầu, cứ hoàn thành xong nội dung chính của proposal rồi lựa chọn một cái tên phù hợp cũng được.
  • Các lưu ý dành cho trang tiêu đề:
    • Dài khoảng 10 từ
    • Chỉ đúng và rõ phạm vi tìm hiểu và/hoặc cách tiếp cận bạn đề xuất
    • Nội dung thu hút, thú vị, cung cấp nhiều thông tin
    • Thông tin cá nhân: Tên, ngày tháng năm sinh, chức danh khoa học, quốc tịch và thông tin liên lạc >> IELTS TUTOR lưu ý Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh 

2. Mục tiêu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Phần này chính là phần trả lời cho câu hỏi: Vì sao bạn muốn làm nghiên cứu này? Hay nói một cách khác, bạn đưa ra những lý do để thúc đẩy cho việc cần làm nghiên cứu đó. 
  • Thông thường có hai lý do để thực hiện một đề tài nghiên cứu: một là những hiểu biết hoặc kiến thức hiện tại còn thiếu sót, chưa chứng minh và làm rõ vấn đề này; hai là vấn đề này xuất phát từ thực tiễn mà chưa có một nghiên cứu nào tập trung giải quyết nó hoặc đề xuất câu trả lời cho nó. 
  • Cuối mục này, bạn sẽ đưa ra kết luận rằng: đề tài nghiên cứu mà bạn chọn là hoàn toàn có ý nghĩa và nên được thực hiện.
  • Có một vài sai lầm khá phổ biến khi viết Introduction trong research proposal. >> IELTS TUTOR lưu ý Cách viết Mở bài (INTRODUCTION) IELTS WRITING TASK 2
    • Đó là các bạn sẽ bắt đầu bằng những khái niệm rất chung chung, sau đó viết dài dòng và vòng vèo một hồi để đi tới câu hỏi nghiên cứu. Việc này khiến lý do của bạn đưa ra trở nên lan man và không rõ ràng. 
    • Ngược lại, nếu bạn bắt đầu viết từ những khái niệm quá chi tiết, ngoài việc khiến một số người đọc cảm thấy khó hiểu (vì bạn bắt đầu bằng những thứ quá chuyên môn mà không giải thích về nó trước), sẽ rất khó để bạn phát triển tiếp những lập luận của mình. 
    • Vậy nên hãy cố gắng suy nghĩ một cách logic và đề cập vấn đề một cách dễ hiểu cũng như thuyết phục nhất.
  • Các bạn cần trình bày các ý sau trong phần mục tiêu:
    • Cách nghiên cứu chỉ ra một phần chưa rõ trong số kiến thức đã biết, hoặc xây dựng thêm kiến thức mới
    • Cách nghiên cứu liên kết với đơn vị bạn ứng tuyển
    • Tác động đến giới học thuật, văn hóa, chính trị và/hoặc xã hội của câu hỏi nghiên cứu

3. Cơ sở lý thuyết – Literature Review

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Literature review có thể xem là mục dài nhất và quan trọng nhất trong cả research proposal của bạn. Đây là lúc bạn thể hiện được kiến thức, khả năng tổng hợp và khả năng tư duy phản biện (critical thinking) trong lĩnh vực mà bạn chọn.
  • Literature review tức là bạn sẽ đọc những nghiên cứu có liên quan đến đề tài mà bạn chọn và tổng hợp lại sự phát triển của những tri thức đã được tìm ra. Suy cho cùng thì làm nghiên cứu không phải là bạn phải tạo ra những thứ cao siêu, bay bổng mà là sự kế thừa và phát triển những kiến thức đã có. Điều bạn nên làm, đó là tìm những bài nghiên cứu có liên quan, đọc, phân tích, tổng hợp, so sánh và tìm ra những thứ có thể phát triển hơn.
  • Khi đọc một bài nghiên cứu, hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi:
    • Vấn đề được nghiên cứu trong research paper này là gì? (Research question)
    • Tác giả sử dụng dữ liệu và phương pháp nào để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu? (Data and methodology)
    • Tác giả tìm ra những kết quả gì trong nghiên cứu đó? (Results)
    • Đóng góp của nghiên cứu đó là gì? (Contributions)
    • Kết quả của nghiên cứu đó có gì khác, giống, hay là một bước phát triển sâu hơn của những nghiên cứu khác. (Compare and contrast to other papers) >> IELTS TUTOR lưu ý Cách dùng danh từ "contrast" tiếng anh
    • Hạn chế của nghiên cứu (Limitations, opportunities for further research…)
  • Lưu ý:
    • Chỉ nên thảo luận những lý thuyết quan trọng nhất, mô hình và bài viết xoay quanh và ảnh hưởng đến đề tài, thể hiện sự am hiểu của bạn và những vấn đề và tranh luận chính.
    • Chú trọng khoảng cách giữa lý thuyết và thực nghiệm, điều này tạo cơ sở và động lực cho đề tài.

4. Data and methodology

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Bạn có thể trình bày dữ liệu trước sau đó đến phương pháp nghiên cứu hoặc ngược lại.
  • Về dữ liệu, một research proposal tốt sẽ miêu tả chi tiết và cụ thể dữ liệu mà bạn cần cho nghiên cứu của mình là gì. Nếu bạn đã có sẵn dữ liệu thì điều đó là quá tốt. Còn nếu bạn chưa có thì bạn nên tìm hiểu xem bạn có thể lấy dữ liệu đó từ các nguồn nào.
  • Về phương pháp nghiên cứu, cụ thể bạn phải trình bày phương pháp tiếp cận, kỹ thuật và mô hình bạn sẽ dùng là gì. Phần này tốt nhất hãy viết dưới dạng các ký hiệu, phương trình, công thức… Ngoài việc có thể trình bày một cách cụ thể nhất cách làm mà bạn hướng đến, nó chứng minh được khả năng kỹ thuật (technical ability) của bạn.
  • Lưu ý khi trình bày về phương pháp nghiên cứu:
    • Chỉ ra những kỹ thuật thu thập thông tin và phân tích, trước khi chọn phương pháp
    • Xác định cỡ mẫu, quy mô thử nghiệm (population intending to examine)
    • Để ý đến giới hạn, sự chọn lọc tham số
    • Tìm hiểu tốt ở một chủ đề hẹp sẽ tạo ấn tượng tốt hơn tìm hiểu vừa phải ở một chủ đề rộng (với giới hạn về các nguồn lực bạn có)

5. Expected outcome and contribution

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Đây là phần bạn nêu lên những kết quả mà bạn kỳ vọng sẽ thu được từ nghiên cứu của mình, và ý nghĩa của nó. Mục này sẽ có sự trùng lặp một chút với các phần trước đó, nhưng nó giúp người đọc tổng kết lại những gì mà nghiên cứu của bạn hướng đến. Phần này cần ngắn gọn và đủ ý trong bài research proposal.

6. Discussion - Kết luận

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề, khái quát về phương pháp và kết quả nghiên cứu dự kiến, cũng như nói thêm về giới hạn đề tài. Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu, như chưa thể áp dụng trên diện rộng,...

7. Tài liệu tham khảo (References)

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Chú ý trích dẫn về phần này, tất cả các bài viết được trích dẫn cần thống nhất form. 
Research Proposal

III. Tips tìm đề tài nghiên cứu

1. Lên ý tưởng nghiên cứu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Bạn có thể vào thư viện của trường để tìm các đề tài nghiên cứu khoa học hoặc luận văn mới nhất để tham khảo hoặc thậm chí là lấy ý tưởng cho đề tài của mình. 

2. Tìm nguồn và tổng hợp tài liệu nghiên cứu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Sau khi có ý tưởng và hướng nghiên cứu bạn có thể truy cập vào các trang như Sciencedirect , Ieeexplore (thiên về khoa học kĩ thuật và thông tin) Tandfonline để tìm các bài báo đã công bố về các đề tài liên quan đến chủ đề của bạn để lấy nguồn tài liệu viết cho Literature Review của bạn. Đây là các trang báo uy tín quốc tế, thế nên bạn cứ yên tâm sử dụng nhé. Thậm chí có cả Cite cho bạn luôn. 
  • Hoặc vào trang Gen.lib để tải sách cần cho nghiên cứu của bạn.

3. Công cụ nghiên cứu không thể thiếu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Công cụ IELTS TUTOR gợi ý để tổng hợp trích xuất trong khi làm nghiên cứu đó là EndNote hoặc thêm Excel hơi thủ công nhưng cũng được. Ngoài ra, với những ai apply học bổng tiến sĩ để tránh bị phát hiện đạo văn thì có thể check trước bằng phần mềm Turnitin hoặc check lỗi ngữ pháp Grammarly nhé.
  • Ngoài ra, các bạn làm về phương pháp khảo sát, nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cái gì lên cái gì thì cũng nên tìm hiểu về phần mềm SPSS.
  • Nếu bạn cần schooling check thì có thể click vào phần apply cho trường bạn muốn và upload dữ liệu lên website, các chuyên gia sẽ review giúp bạn.

IV. Câu hỏi thường gặp về Research Proposal

1. Độ dài của Research Proposal là bao nhiêu?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Độ dài trung bình của một research proposal trong phần lớn trường hợp rơi vào 7 – 10 trang. 
  • Nếu bài research proposal của bạn lên tới 16 trang, cũng không vấn đề gì cả. Quan trọng là bạn trình bày được hết những ý tưởng của mình.

2. Có phải càng có nhiều bài tham khảo trong Research Proposal thì càng tốt?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Bạn nên đưa vào proposal của mình các nghiên cứu có liên quan, có chất lượng cao một cách tốt nhất. Hãy tập trung vào chất lượng hơn vào số lượng.

3. Có nên thêm bảng biểu, đồ thị vào Research Proposal không?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Bảng biểu, đồ thị là những kết quả có sẵn từ một phân tích và nghiên cứu nào đó. Bạn không cần copy lại những số liệu và thông tin đó. Thay vào đó, hãy quan tâm tới việc rút ra kết luận khi đọc một bài nghiên cứu của người khác.

4. Có nhất thiết phải làm đề tài trong Research Proposal sau khi bạn chính thức làm PhD?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Câu trả lời là không. Viết proposal là một yêu cầu trong quá trình bạn tìm supervisor và nộp application cho PhD. Sau khi bạn đã vào học PhD rồi, có rất nhiều lý do để không thể tiếp tục đề tài mà bạn đưa ra trong proposal. Bạn hoàn toàn có thể bỏ ý tưởng đó và làm một nghiên cứu mới.

V. Các bài mẫu Research Proposal

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

>> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

>> IELTS Intensive Listening

>> IELTS Intensive Reading

>> IELTS Intensive Speaking

Lý do chọn IELTS TUTOR