Luận án (dissertation) là gì?

· Advice

Có thể bạn đã từng nghe đến từ luận án, dissertation, nhưng thực sự chưa hiểu luận án (dissertation) là gì? Hiểu được điều đó, bên cạnh Bài sửa đề thi IELTS WRITING TASK 2 ngày 22/8/2020 của HS đi thi đạt 7.0 writing, IELTS TUTOR sẽ cung cấp các thông tin cần thiết ngay sau đây để bạn hiểu rõ hơn nhé!

Luận án (dissertation) là gì?

I. Thông tin chung về dissertation

1. Dissertation là gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Dissertation (luận án) là một công trình nghiên cứu mà các bạn sinh viên năm cuối hoặc học viên cao học cần phải thực hiện vào cuối khóa học. 
  • Một bài Dissertation có độ dài khác nhau giữa các quốc gia và các cấp độ nghiên cứu. Với cấp Đại học thì độ dài Dissertation khoảng 10.000 - 12.000 từ, cấp Thạc sĩ thì khoảng 15.000 - 25.000 từ và cấp Tiến sĩ khoảng 50.000 từ. >> IELTS TUTOR lưu ý Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA): Học gì? Học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp?

2. Viết luận án để làm gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Mục tiêu của việc yêu cầu sinh viên viết luận án là để đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập của sinh viên trong quá trình học. Chính đánh giá chất lượng của luận án sẽ xác định điểm số cuối cùng của sinh viên. Tuy vẫn nhận được hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn hoặc gia sư, nhưng các dự án phần lớn là độc lập. Vì thế, đối với nhiều luận án quy mô, sinh viên phải dành rất nhiều công sức và thời gian nghiên cứu. 

3. Dissertation có mấy loại?

3.1 Primary dissertation

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Người viết phải thu thập các dữ liệu sơ cấp từ những người hoặc đối tượng mục tiêu của họ, thông qua các cuộc phỏng vấn, câu hỏi, và khác kỹ thuật thu thập dữ liệu. Loại dữ liệu này được phân tích chủ yếu trong phần mềm SPSS và các gói phần mềm thống kê khác cũng được sử dụng để phân tích.

3.2 Secondary dissertation

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Trong loại luận án này, dữ liệu mới không được thu thập những nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu hiện có, còn được gọi là dữ liệu thứ cấp, ví dụ: sách, dữ liệu lịch sử về lãi suất, các báo cáo được xuất bản khác… Loại bài luận này hầu hết được viết bởi các sinh viên tài chính và loại nghiên cứu này còn được gọi là nghiên cứu định tính.

4. Luận án dài bao nhiêu thì đủ?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Độ dài của một luận án có sự khác biệt tùy theo cấp độ học và quốc gia. Nhìn chung, một luận án ở bậc Đại học rơi vào khoảng 10.000 - 12.000 từ, bậc Thạc sỹ khoảng 15.000 - 25.000 từ và 50.000 từ hoặc hơn ở bậc Tiến sĩ.

5. Cần thể hiện những kĩ năng nào trong một luận án?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Xác định và phác thảo rõ ràng phạm vi nghiên cứu.
  • Xác định các vấn đề trọng yếu.
  • Tìm kiếm và ghi rõ nguồn thông tin liên quan.
  • Đánh giá mức độ tin cậy và tính hợp lệ của dữ liệu.
  • Đánh giá mọi khía cạnh của chứng cứ được sử dụng trong các cuộc tranh luận.
  • Kết bài dựa trên kết quả tranh luận.
  • Tổ chức và trình bày các kết quả của bài nghiên cứu một cách thuyết phục và làm theo tất cả các hướng dẫn bài luận một cách chuẩn xác.

6. Một bài Dissertation hay cần những gì?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Để bài luận án của mình đạt kết quả cao thì bạn cần phải tuân thủ một số tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
    • Tài liệu được tổng hợp và trích dẫn từ các nguồn tin cập (tài liệu, sách, báo chuyên ngành...).
    • Bài luận phải đảm bảo được lý luận một cách logic, hài hòa.
    • Có tính mới và tính sáng tạo.
    • Định dạng theo đúng yêu cầu chuẩn của trường.

7. Một cuộc bảo vệ luận án diễn ra như thế nào?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Ở một số cấp học cao (như ở bậc Tiến sĩ), bên cạnh việc nộp luận án, bạn còn phải tham gia một buổi bảo vệ trực tiếp trước các giáo sư có chuyên môn trong ngành. Ở một số nước, buổi bảo vệ này được gọi là “viva” (cách gọi tắt của cụm từ “viva voice”, trong tiếng Latinh có nghĩa là “live voice”)
  • Buổi bảo vệ kéo dài khoảng 2 tiếng này thường bắt đầu bằng phần trình bày ngắn của bạn về công trình nghiên cứu. Sau đó, bạn sẽ phải tham gia phản biện, trả lời các câu hỏi của hội đồng.

8. Tôi có thể nhờ “người thân” nào để xin trợ giúp?

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Luận án là cơ hội để bạn tỏa sáng. Vì thế, đừng thuê ai đó viết luận án của bạn hoặc gian lận bằng bất kỳ cách nào. 
  • Tuy vậy, bạn vẫn có thể nhờ giảng viên, bạn bè hoặc gia đình xem qua bài luận nếu cảm thấy cần được góp ý. Và nên nhớ là ở bất kì giai đoạn nào của quá trình làm luận án, bạn luôn có giảng viên hướng dẫn để tìm đến.
Luận án (dissertation) là gì?

II. Sự khác nhau giữa dissertation và thesis

1. Sự khác biệt giữa các quốc gia

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Ở một số nước, thesis là luận văn chỉ dành riêng cho bậc Tiến sĩ, nhưng tại nhiều quốc gia, “thesis” và “dissertation” lại không có nhiều khác biệt. Hai từ này đều dùng để chỉ tài liệu nghiên cứu mà các sinh viên bậc phải thực hiện trong thời gian học, ở cả hai bậc đại học và sau đại học.
  • Ở Anh:
    • Thesis là luận văn dành cho bậc tiến sĩ. Ở đây, bạn cần phải bao gồm nhiều thông tin cơ bản, nhiều trích dẫn của các nghiên cứu thuộc lĩnh vực đó. Tuy nhiên, quan trọng là giữ được tính độc đáo và duy nhất của mỗi luận điểm.
    • Dissertation là luận án cho bằng thạc sĩ. Dissertation cần có những nghiên cứu chuyên sâu nhưng không nhất thiết phải đưa quá nhiều tài liệu tham khảo đến thông tin cơ bản như bài Thesis. Bài Dissertation ưu tiên nghiên cứu của riêng mỗi sinh viên vì mục đích là để kiểm tra kỹ năng của mỗi người về chủ đề đó.
  • Ở Mỹ:
    • Để lấy bằng tiến sĩ ở Hoa Kỳ thì bạn cần viết Dissertation được nghiên cứu toàn diện. Điều đầu tiên bạn sẽ học là số lượng nghiên cứu cần thiết trong một một bài Dissertation. Tiêu chí cho một bài luận án ở Mỹ là nghiên cứu ban đầu về một số ngành phổ biến. Bạn nên phân tích sâu sắc về lĩnh vực và chủ đề bạn chọn làm nghiên cứu. Vì vậy, việc liệt kê trích dẫn dài dòng là điều thường thấy trong các bài Dissertation ở Mỹ.
    • Ngược lại, viết Thesis ngắn hơn nhiều. Bạn không cần phải tốn thời gian để research. Giáo viên sẽ yêu cầu bạn phát triển các giải pháp độc đáo cho một vấn đề nghiên cứu hoặc ý tưởng mới để xây dựng bài viết.

2. Sự khác biệt trong phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Vì viết Dissertation dựa trên ý tưởng của sinh viên và đưa ra một cái gì đó mới, điều này đòi hỏi những dữ liệu được thu thập dựa trên các câu trả lời của các câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Dữ liệu chính được thu thập theo những cách sau:
    • Interviews
    • Self-administered surveys
    • Focus groups
    • Field observations
    • Experiments
  • Nghiên cứu sơ cấp chiếm nhiều thời gian và tốn kém hơn nghiên cứu thứ cấp để viết Thesis. Dữ liệu thứ cấp có thể được lấy bằng các phương pháp sau:
  • Lý do khác để yêu cầu sinh viên viết Dissertation và Thesis này là để đánh giá sinh viên về công việc và mức độ họ có thể bảo vệ nó trước các giảng viên.

3. Sự khác biệt về độ dài

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Bài Thesis thạc sĩ tương tự như một bài research paper, bạn chọn một chủ đề, tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về nó và trình bày ý kiến ​​của bạn bằng cách phân tích các thông tin thu thập được. Do sự khác biệt về cấu trúc, độ dài của hai bài tập cũng khác nhau. Bài Thesis thường dài tới 100 trang. >> IELTS TUTOR lưu ý cách viết Research Proposal
  • Bài Dissertation là sản phẩm của nghiên cứu ban đầu của sinh viên. Đây là một tài liệu chi tiết và phức tạp hơn nhiều so với bài Thesis. Do đó, dissertation thường dài khoảng 400 trang.

4. Bảo vệ Dissertation và Thesis

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Một buổi bảo vệ Dissertation kéo dài trong vài giờ. Ngược lại, một buổi bảo vệ Thesis có thể kéo dài trong một giờ hoặc lâu hơn. 
  • Sau khi sinh viên hoàn thành Dissertation và Thesis, họ sẽ thuyết trình dự án để bảo vệ luận án của mình trước các giáo sư, cố vấn, chuyên gia trong ngành. Các giáo sư sẽ đặt câu hỏi kiểm tra sinh viên có hoàn thành công việc tốt hay không. Sau đó, luận án sẽ được đánh giá và chấm điểm.

III. Cách viết Dissertation đầy đủ và chi tiết

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Tùy theo chuyên ngành học mà cấu trúc của một bài Dissertation sẽ có phần khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì một bài Dissertation sẽ có cấu trúc cơ bản như sau:
Luận án (dissertation) là gì?

1. Introduction - Phần mở đầu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Phần mở đầu phải trình bày được vấn đề chính của đề tài nghiên cứu. Phần mở đầu phải trả lời được các câu hỏi sau:
    • Bài Dissertation của bạn bàn về vấn đề gì?
    • Hướng tiếp cận và phân tích vấn đề là gì? Tại sao lại chọn hướng tiếp cận này?
    • Vì sao nghiên cứu này lại quan trọng và cần thiết?
    • Vì sao chưa ai giải quyết được vấn đề này? 
    • Vì sao những đề xuất trước đây là không ổn? 
    • Phương pháp nghiên cứu của bạn khác những nghiên cứu trước đây như thế nào?
    • Những yếu tố chính trong hướng tiếp cận của bạn là gì? 
    • Kết quả dự kiến đạt được? 
    • Những mặt hạn chế của phương pháp nghiên cứu của bạn là gì?

2. Literature Review - Tổng quan tài liệu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Ở phần này bạn cần phải xác định, tổng hợp và đánh giá liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 
  • Literature Review bao gồm các phân tích phản biện về mối quan hệ giữa các kết quả nghiên cứu và liên hệ các kết quả đó đến nghiên cứu của bạn.
  • Bạn cần thực hiện nghiên cứu tổng quan với mục đích cho người đọc hiểu được bối cảnh và thực trạng nghiên cứu. Tiếp theo là nêu các lý do khiến bạn muốn thực hiện công trình nghiên cứu này một cách chi tiết và rõ ràng.

3. Methodology - Phương pháp nghiên cứu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Mục đích của phần này là báo cáo chính xác những gì bạn đang thực hiện cũng như các phương pháp bạn áp dụng để nghiên cứu. Bạn cần phải thuyết phục người đọc đây là cách tiếp cận tốt nhất để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
  • Nội dung chính trong phần phương pháp nghiên cứu là:
    • Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. Ví dụ: phương pháp định tính, định lượng, thử nghiệm, quan sát, phương pháp chuyên gia...
    • Phương pháp thu thập dữ liệu như thế nào?
    • Không gian nghiên cứu? Đối tượng nghiên cứu?
    • Phương pháp phân tích dữ liệu là gì?
    • Các công cụ hỗ trợ và nguồn thông tin bạn đã sử dụng.
    • Diễn giải, đánh giá phương pháp nghiên cứu của bạn.

4. Result - Kết quả nghiên cứu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Trong phần này, bạn cần trình bày về kết quả nghiên cứu của mình. Bạn nên trình bày xoay quanh các giả thuyết, câu hỏi phụ. Kết quả phải liên quan đến mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đã trình bày trong phần nghiên cứu tổng quan.

5. Discussion - Thảo luận về kết quả nghiên cứu

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Phần này tập trung vào thảo luận để khám phá ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Bạn cần phải diễn giải các kết quả một cách chi tiết nhằm thảo luận xem chúng có phù hợp với mong đợi của bạn không.
  • Nếu có bất cứ kết quả nghiên cứu nào bất ngờ thì hãy đưa ra những lý giải lý do vì sao điều này có thể xảy ra. Đây là một ý tưởng để xem xét để thảo luận về bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến kết quả.

6. Conclusion - Kết luận

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Phần kết luận cần phải trả lời chính xác câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra nhằm giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về lập luận trung tâm của bạn. 
  • Phần kết luận thường bao gồm các giải pháp và khuyến nghị liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
  • Phần này cần phải chỉ ra những phát hiện trong nghiên cứu của bạn đã đóng góp vào kiến thức chuyên ngành như thế nào? giải thích tại sao nghiên cứu của bạn sao lại quan trọng? Bạn đã thêm vào những kiến thức trước đây như thế nào?

7. Reference list - Tài liệu tham khảo

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Trong phần này, bạn cần phải trích dẫn đầy đủ các nguồn tài liệu đã tham khảo trong bài nghiên cứu. Reference phản ánh mức độ hiểu biết của bạn về bối cảnh và thực trạng nghiên cứu hiện nay.

IV. Danh sách 20 câu hỏi kiểm tra lại bài luận văn tiếng Anh

IELTS TUTOR lưu ý:

  1. Trang tiêu đề gồm đầy đủ thông tin theo chuẩn quy định của trường chưa?
  2. Luận văn đính kèm lời cảm ơn đến những người đã hỗ trợ tôi hoàn thành nghiên cứu chưa?
  3. Bản tóm tắt có đạt yêu cầu về giới hạn số từ và cung cấp đủ thông tin để người đọc hiểu rõ kết quả và lập luận của tôi không?
  4. Mục lục đã cập nhật tất cả các chương và liệt kê đúng số trạng chưa?
  5. Phần giới thiệu có xác định rõ trọng tâm nghiên cứu, nêu rõ câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu không?
  6. Phần giới thiệu có hấp dẫn thu hút người đọc không? 
  7. Phần giới thiệu đã bao gồm tổng quan về cấu trúc của luận văn chưa?
  8. Phần tổng quan tài liệu có đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các nghiên cứu hiện có không?
  9. Phần tổng quan tài liệu đã vạch ra rõ ràng khung lý thuyết cho nghiên cứu, giải thích các lý thuyết và mô hình hỗ trợ cách tiếp cận vấn đề chưa?
  10. Tôi đã mô tả chi tiết về các phương pháp luận đã sử dụng vào nghiên cứu chưa?
  11. Tôi đã sử dụng hợp lý các phương pháp luận, giải thích cách thu thập và phân tích dữ liệu chưa?
  12. Các kết quả có liên quan đã được báo cáo đầy đủ và khách quan chưa?
  13. Tôi đã đánh giá và giải thích hợp lý về ý nghĩa và hàm ý của các kết quả trong phần thảo luận chưa?
  14. Tôi có thừa nhận về các hạn chế trong phần thảo luận của nghiên cứu không?
  15. Phần kết luận đã bao gồm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chưa?
  16. Tôi đã nhấn mạnh và làm nổi bật các đóng góp mới của nghiên cứu trong phần kết luận chưa?
  17. Tôi có đề xuất khuyến nghị và ý tưởng gợi mở hướng nghiên cứu trong phần kết luận không?
  18. Tôi đã thêm các thông tin bổ sung trong phần phụ lục chưa?
  19. Danh sách Tài liệu tham khảo có trình bày đủ và đúng theo quy định về kiểu trích dẫn của trường không?
  20. Tôi đã tuân thủ tất cả các yêu cầu về định dạng văn bản theo chỉ định của trường chưa?

V. Dissertation Samples (Mẫu luận án tiến sĩ)

1. Luận án tiến sĩ kinh tế - Đoàn Ngọc Phúc - Đại học Kinh Tế TP. HCM 2015.

Đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam”.

2. Luận án tiến sĩ kinh tế - Hoàng Hải Yến - Đại học Kinh Tế TP. HCM 2015.

Đề tài: “Tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức kinh doanh đến kết quả hoàn thành công việc của nhân viên ngân hàng”

3. Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguyễn Phước Kinh Kha - Đại học Ngân hàng TP. HCM 2015.

Đề tài: “Phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam”

4. Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguyễn Hồng Quân - Đại học Ngoại thương 2015.

Đề tài: “Xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Việt Nam”:

5. Luận án tiến sĩ kinh tế - Đinh Quang Toàn - Đại Học Giao Thông Vận Tải 2015.

Đề tài: “Chính sách marketing dịch vụ vận tải hành khách cho Vietnam Airlines trong bối cảnh liên minh hàng không quốc tế”:

6. Luận án tiến sĩ kinh tế - Hà Công Anh Bảo - Đại học Ngoại thương 2015.

Đề tài: “Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam”

7. Luận án tiến sĩ kinh tế - Phạm Kim Loan - Đại học Ngân hàng TP. HCM 2014.

Đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa để phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”

8. Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguyễn Trung Hiếu - Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương 2014.

Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố HẢI PHÒNG”.

9. Luận án tiến sĩ kinh tế - Hoàng Lệ Chi - Đại học Kinh Tế TP. HCM 2013.

Đề tài: “Chất lượng mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng: Nghiên cứu trường hợp khách hàng công nghiệp ngành dịch vụ viễn thông”

10. Luận án tiến sĩ kinh tế - Mai Đình Lâm - Đại học Kinh Tế TP. HCM 2012.

Đề tài: “Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”

11. Luận án tiến sĩ kinh tế - Nguyễn Bích Liên - Đại học Kinh Tế TP. HCM 2012.

Đề tài: “Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam.''

12. Luận án tiến sĩ kinh tế - Lê Thị Mỹ Linh - Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2009.

Đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế.

VI. Guide to write theses and dissertations (của các trường ĐH lớn thế giới)

1. University of Harvard (Form of dissertations)

2. University of Harvard (Government)

3. University of Harvard (History and Literature)

4. University of Harvard (Social studies)

5. University of Harvard (Sociology)

6. University of Tennessee

7. University of Boston

8. University of Vermont

9. University of Auckland

10. University of Bulacan

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

>> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

>> IELTS Intensive Listening

>> IELTS Intensive Reading

>> IELTS Intensive Speaking

Lý do chọn IELTS TUTOR